ĐÔNG GIANG - TÂY GIANG
HÀNH TRÌNH NHIỀU KỈ NIỆM VÀ BẤT NGỜ
Đã có nhiều dịp đến với huyện Đông Giang và Tây Giang qua các chuyến khám bệnh tình nguyện của Tuổi Trẻ Quảng Nam, nhưng lại chưa có dịp tự khám phá vùng đất này. Thấy nhiều bài đăng về đỉnh Quế của Tây Giang, cuốn hút mình ngay từ khi nhìn thấy, thế là vác xe lên và đi. Hành trình ban đầu dự kiến là đi cung đường Đông Giang qua Tây Giang lên Đỉnh Quế ngắm mây và trở về trong ngày. Nhưng đến phút cuối, chuyến đi của mình lại thay đổi bất ngờ và để lại cho mình những kỉ niệm cũng như những trải nghiệm không bao giờ quên.
Xuất phát 5h30 sáng ngày 3-3 theo như kiến men theo Quốc lộ 14G đến thị trấn P`rao, Đông giang, lúc đó trời mới hửng sáng và sương mù thì dày đặc, con đường vắng vẻ, chưa có bóng người qua lại, một cảm giác yên tĩnh trong trẻo đến lạ thường. Đi được một lúc thì mặt trời cũng bắt đầu lên và sương dần tan.
Huyện Hòa phú là huyện nằm giữa huyện Hòa Vang và Đông Giang, nơi đây nhiều dãy núi và thác nước đẹp, nên người dân nơi đây đã khai thác và xây dựng nhiều khu du lịch sinh thái và trượt thác, kể đến là Khu Ngầm Đôi, Hòa Phú Thành, suối nước khoáng Thần Tài và mới đây là khu du lịch sinh thái Lái Thêu
Đi qua những ngọn đèo nhỏ và mình đã đến được Đông Giang. Đông giang là một huyện miền núi của Quảng Nam, trong đó dân cư chính là người Cơ Tu, dân tộc có tiêng nói và văn hóa riêng rẩ đặc trưng.
Men theo con đường Hồ Chí Minh để đến với thị trấn P`rao, trên đường đi mình đã gặp được những ngôi làng sinh thái du lịch. Tại đây khách du lịch có thẻ ở lại trong làng của dân địa phương, được ăn những món ăn đặc trưng của người bản địa và nghe về văn hóa của người dân Cơ Tu. Mình nghĩ đây là kiểu du lịch rất hay và nên được phát triển rộng hơn.
Khu du lịch sinh thái Bhohoong
Từ thị trấn P`rao, đi khoảng 53km đường đèo nữa là tới huyện Tây Giang. Dừng chân nghỉ lại tại một quán cafe thị trấn, được gặp và nói chuyện với một anh người Cơ tu, thế là tình cờ biết được ngày mai tại huyện sẽ tổ chức Lễ hội Khai năm Tạ ơn rừng, là một trong những lễ hội lớn của người Cơ tu, cám ơn rừng đã cho người dân một cuộc sống tốt đẹp và khám phá rừng cây Pơ Mu, là một những loại cây gỗ quý với hàng ngàn năm tuổi. Lúc đấy cũng tò mò về lễ hội, nhưng còn hơi băn khoăn với kế hoạch đã định là về trong ngày, và cũng nghe anh chia sẻ là đường lên rất khó đi, nên chưa quyết định ở lại hay đi. Thế là chia tay anh Alang và lên đỉnh Quế trước với nhiều suy nghĩ trong đầu: "Đi hay là không nhỉ?. " Cứ thế suy nghĩ mà không biết đến đỉnh Quế xa hay gần. Lúc mình đến đã 11h trưa thế là không kịp để ngắm cảnh mây. Lại tình cờ gặp một chú bị hư xe giữa đường, và hỏi chú đường lên làng Pơ Mu, quá tình cờ chú Hai cũng lên tham gia lễ hội và ngỏ ý muốn giúp mình lên làng đó. Nhưng chú lại ở tận 2 đêm thế là quyết định hẹn gặp chú trên trạm Kiểm lâm và gởi xe ở đó. Đường lên làng Pơ Mu cxa khoảng 20km, và có một đoạn đá ta rất là khó đi. Thiệt là tội nghiệp con xe yêu quý của mình. Đến trạm Kiểm lâm được các chú bên huyện đưa lên tận làng. Đường lên làng mới được khai thác nên rất khó đi, dốc và bùn lây nhiều. Xe máy nếu đi không vững thì khó mà lên được. Chú lái xe chở mọi người lên, công nhận là chú lái xe số 1, đường lầy trơn trượt, cảm giác mún bay khỏi vách núi, nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của chú rất tốt. Cảm giác còn hơn chơi trò chơi nguy hiểm, thiệt là muốn rớt tim ra ngoài.
Làng nằm dưới vùng thung lũng, được xây 4-5 nhà giăng, kèm nhà sinh hoạt chính, bà con tập trung đông để chuẩn bị cho lễ hội.
Mình rất may mắn được đi cùng các chú xem lễ hội tế vật cúng rừng, nếu như làng nào nghèo thì không cần phải tế trâu mà có thể tế dê, còn làng nào giàu thì có thể tế trâu và có lễ đâm trâu.
Mọi người làm lễ quanh cây Pơ mu
Thít heo cúng thần
Lễ tế gà
Trước buổi lễ đâm trâu bà con người Cơ Tu sẽ làm lễ cầu khấn, và nhảy điệu truyền thống của người dân Cơ Tu, và dẫn trâu vào nơi làm lễ.
Trâu chuẩn bị làm lễ tế.
Rừng cây Pơ Mu hiện nay đã đếm được hơn 2000 cây và có những cây với niên đại hơn 1000 tuổi, đã được công nhân là cây di sản văn hóa. Đây là loài cây quí cần được con người bảo vệ. Có những cây Pơ mu có hình dạng rất độc đáo được người dân đặc tên theo hình dạng như: Cây voi Pơ mu, cây tình nhân, cây ngũ hổ, cây hẹn hò....... Lễ hội còn là dịp mong muố người dân chung tay bảo vệ loài cây quí hiếm này. Bên cạnh được thưởng thức lễ hội, mình còn rất may mắn được thưởng thức món ăn đia phương do người Cơ tu nấu và giao lưu văn nghệ cùng dân làng.
Thịt dê nướng và rượu uống trong ống tre.
Tối hôm đó mình ngủ trong làng và sáng hôm sau trở về lại Đà nẵng theo đường cũ. Đây quả là kỉ niệm đáng nhớ và được biết thêm nhiều điều thú vị.
Em bé người Cơ Tu
Già làng Cơ Tu
its a seems to be a journey beyond destinations. feels energetic and kids of adventure and exploring.
Trả lờiXóa